Thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật

5/5 - (7 bình chọn)

Thủ tục công chứng là thủ tục quen thuộc đối với các văn bản, tài liệu từ nước ngoài muốn sử dụng ở nước ta. Tuy nhiên, liệu rằng bạn có nắm rõ quy trình thực hiện thủ tục này như thế nào hay không? Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những gì?

1. Dịch thuật công chứng là gì?

Dịch thuật công chứng là thao tác chuyển ngữ nội dung của một văn bản, tài liệu nước ngoài sang tiếng Việt, hoặc ngược lại. Sau đó, các bản dịch đều phải được đem đến Phòng tư pháp kiểm tra và đối chiếu với bản gốc. Cuối cùng, công chứng viên sẽ đóng dấu xác nhận lên bản dịch.

Lúc này, bản dịch mới có giá trị về mặt pháp lý và sử dụng được cho các giao dịch có liên quan đến pháp luật.

Thủ tục công chứng bản dịch không hề đơn giản và thường phải chuẩn bị nhiều hồ sơ, tài liệu. Vì vậy, nếu chưa từng dịch thuật công chứng hoặc không rành về các thủ tục hành chính, thì bạn nên thuê các đơn vị dịch thuật tài liệu chuyên ngành tư nhân bên ngoài hỗ trợ. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, tỷ lệ bản dịch được công chứng cũng sẽ thành công cao hơn.

>> Khám phá dịch vụ dịch thuật uy tín của VisaOne

2. Các quy định về dịch thuật công chứng giấy tờ

Những quy định về dịch thuật công chứng giấy tờ chi tiết được nhắc đến trong Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015. Trong đó, công chứng viên sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của bản dịch khi đã đóng dấu xác nhận.

Ngoài ra, theo Điều 61 của Luật Công chứng về việc công chứng bản dịch và Điều 27 và 28 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, dịch thuật viên chính sẽ chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của bản dịch. Họ sẽ là người đề nghị công chứng viên công chứng bản dịch. Vì thế, các dịch thuật viên này bắt buộc phải là cộng tác viên đã có chữ ký niêm yết công khai tại Sở tư pháp, Phòng tư pháp.

Các dịch thuật viên này có thể là cộng tác viên của các Phòng công chứng Nhà nước, hoặc cũng có thể là nhân viên của các công ty dịch thuật tư nhân.

Những đơn vị tư nhân này ngoài cung cấp dịch vụ công chứng tài liệu chuyên ngành, còn hỗ trợ dịch thuật đa ngôn ngữ như dịch vụ dịch thuật công chứng tiếng Thụy Điển, Anh, Pháp, Hàn, Trung, Thái, Nhật, Malaysia,…

Thủ tục công chứng
Thủ tục công chứng không thể thiếu đối với các loại văn bản, giấy tờ

3. Thủ tục công chứng bản dịch theo quy định của pháp luật

Trình tự thủ tục công chứng bản dịch theo quy định của Nhà nước Việt Nam:

  • Bước 1: Tài liệu đã dịch thuật sẽ được gửi đến Phòng tư pháp, công chứng viên là người tiếp nhận và tiến hành kiểm tra hồ sơ.

Nếu hồ sơ đầy đủ thì công chứng viên sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại, nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp pháp, công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn yêu cầu bổ sung giấy tờ thiếu, hoặc ghi rõ lý do từ chối tiếp nhận. Sau đó gửi trả lại người đề nghị công chứng bản dịch.

  • Bước 2: Tổ chức hành nghề công chứng sẽ gửi hồ sơ, bản dịch cho cộng tác viên của đơn vị thực hiện dịch hoặc kiểm tra bản dịch.
  • Bước 3: Dịch thuật viên chịu trách nhiệm phiên dịch bắt buộc phải ký chữ ký của mình vào từng trang của bản dịch. Sau đó gửi đến công chứng viên ghi lời chứng.

Công chứng viên cũng phải ký vào từng trang của bản dịch. Bản dịch phải được đóng chữ “Bản Dịch” ở phần trên phía bên phải trang giấy. Đồng thời, bản dịch phải được đính kèm bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

  • Bước 4: Trả lại tài liệu, giấy tờ hoặc văn bản đã được công chứng. Sau khi thu phí và thù lao công chứng, bộ phận thu phí sẽ đóng dấu xác nhận và hoàn trả lại tài liệu cho người đề nghị.

4. Quy định của nhà nước về thẩm quyền của người phiên dịch?

Thẩm quyền của người phiên dịch được quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng và Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP:

  • Dịch thuật viên thực hiện dịch thuật công chứng phải là cộng tác viên của các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
  • Các tổ chức hành nghề bắt buộc phải ký hợp đồng cộng tác viên đối với những đối tượng trên. Trong hợp đồng sẽ quy định rõ ràng trách nhiệm của dịch thuật viên với nội dung, chất lượng, quyền và nghĩa vụ đôi bên.
  • Cộng tác viên dịch thuật công chứng phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác nhưng phải thành thạo ngôn ngữ mà mình đảm nhận dịch thuật.
  • Danh sách cộng tác viên dịch thuật công chứng phải được thông báo bằng văn bản cho Sở tư pháp địa phương. Danh sách này sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở chính của đơn vị dịch thuật công chứng.
  • Cộng tác viên phải chịu mọi hoàn toàn trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tính chuẩn xác và hợp pháp của bản dịch mà mình thực hiện.

4. Lý do khách hàng nên sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng tại VisaOne

  • Đội ngũ dịch thuật viên, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực dịch thuật công chứng
  • Thời gian xử lý hồ sơ, tài liệu dịch thuật công chứng nhanh. Khách hàng có thể nhận ngay và luôn trong ngày.
  • Chi phí dịch thuật hợp lý và không chênh lệch quá nhiều so với mặt bằng chung trên thị trường hiện tại
  • Nhân viên tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

Trên đây là một số thắc mắc mà đội ngũ dịch thuật của VisaOne thường xuyên được khách hàng thắc mắc

Xem thêm : Vì sao phải dịch thuật công chứng?

Nếu quý khách còn có thêm những thắc mắc gì muốn được giải đáp thì có thể nhắn tin qua fanpage GLOBAL TRANSLATE – DỊCH VỤ DỊCH THUẬT để nhận được hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ visa Bảng giá Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình Liên hệ nhận báo giá