Sở Tư pháp có dịch thuật công chứng không

5/5 - (9 bình chọn)

Sở tư pháp tại các tỉnh thành phố có hỗ trợ dịch vụ dịch thuật côngchứng không? Có nên sử dụng dịch thuật công chứng tại đây không? Khi nào cần công chứng dịch thuật? Thời gian dịch công chứng ở cơ quan này mất bao nhiêu ngày? Hãy cùng VisaOne tìm hiểu và trả lời tất cả những câu hỏi này nhé.

1. Sở Tư pháp có dịch thuật công chứng không?

Đây cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện quản lý nhà nước.

Nhiệm vụ của cơ quan này là xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, hộ tịch, quốc tịch…

Chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp,… và một số chức năng nhiệm vụ khác.

Qua tìm hiểu thì có thể kết luận sở tư pháp tại các tỉnh thành phố có hỗ trợ công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên với những tài liệu tiếng nước ngoài hoặc cần dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài thì cơ quan này có hỗ trợ dịch thuật ngôn ngữ không?

Câu trả lời là có, tại đây sẽ có dịch vụ dịch thuật các tài liệu khi cần chuyển đổi ngôn ngữ. Như vậy, Sở Tư Pháp có dịch vụ dịch thuật công chứng trọn gói cho người dân có nhu cầu

Dịch thuật công chứng
Dịch thuật công chứng tại Sở Tư pháp được hay không?
  • Sở Tư pháp Hà Nội:

+ Địa chỉ: số 221 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

+ Điện thoại: 024. 33120878

+ Fax: 024. 33546157

+ Website: www.sotuphap.hanoi.gov.vn

  • Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh

+ Địac chỉ: 141 -143 Pasteur, phường 6, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

+ Điện thoại: (+208) 3829 7052

+ Fax: (+848) 3824 3155

+ Email: stp@tphcm.gov.vn

+ Website: www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn

2. Có nên dịch thuật công chứng tại Sở tư pháp?

Chức năng công chứng bản dịch sẽ được thực hiện bởi Phòng Công Chứng. Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có con dấu và tài khoản riêng.

Chức năng “nhiệm vụ là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản… tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài… mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” (Theo Khoản 1, Điều 2 Luật Công chứng 2014).

3. Thủ tục dịch thuật tại Sở Tư pháp

Công chứng dịch thuật tại sở tư pháp thường được gọi là công chứng tư pháp. Nếu hồ sơ, tài liệu của bạn được yêu cầu công chứng tư pháp thì cần phải công chứng tại đây

Khi người dân cần công chứng bản dịch thì có thể gửi về phòng tư pháp trực thuộc sở tư pháp các tỉnh, thành phố. Sau khi kiểm tra và chứng nhận bản gốc có ký tên, đóng dấu hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật thì sẽ được tiếp nhận để dịch thuật.

Bản gốc sẽ được tiến hành dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ bởi các cộng tác viên biên dịch (không phải là cán bộ công chức của sở). Người dịch sẽ được  đảm bảo là thông thạo tiếng nước ngoài và chịu trách nhiệm và tính chính xác của bản dịch.

Sau khi bản dịch hoàn thành thì sẽ được mang đi đóng dấu chứng thực của Sở Tư Pháp. Khi thủ tục công chứng dịch thuật hoàn tất thì tài liệu sẽ được trả cho khách hàng theo lịch đã hẹn trước.

4. Thời gian dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp

Mặc dù đã được cải thiện trong nhiều năm, nhưng phong cách làm việc của cơ quan này khiến thời gian hoàn thành bản dịch công chứng thường khá lâu.

Thời gian dịch thuật công chứng  sẽ phụ thuộc vào độ dài, độ khó của tài liệu. Với các tài liệu chỉ 1-2 tờ với nội dung dịch đơn giản thì sẽ mất khoảng 2-3 ngày hoặc hơn để hoàn thành.

Tuy nhiên có những tài liệu dài, số lượng trang lớn, nội dung khó thì thời gian hoàn thành có thể lên đến 2-3 tuần hoặc hơn.

Có thể quý khách quan tâm: Dịch vụ dịch thuật công chứng tư pháp của Global Translate

5. Khi nào cần dịch thuật công chứng tại Sở Tư pháp

Dịch thuật công chứng tư pháp tại Sở Tư Pháp hay các tổ chức khác như Văn Phòng Công Chứng hay Công ty Dịch Thuật đều có giá trị pháp lý ngang nhau (theo quy định của Luật công chứng 2014).

Hầu hết các thủ tục giấy tờ chỉ yêu cầu Công Chứng Tư Nhân là đủ. Tuy nhiên nếu giấy tờ hồ sơ của bạn được bên tiếp nhận yêu cầu là cần công chứng Tư Pháp thì mới cần Công Chứng Tư Pháp.

Ngoài việc thời gian chờ đợi lâu hơn nhiều thì phí công chứng tư pháp nhà nước cũng cao hơn nhiều lần so với công chứng tư nhân. Chính vì vậy nếu không được yêu cầu là phải công chứng tư pháp thì bạn có thể công chứng tư nhân qua Văn Phòng Công Chứng hay nếu cần dịch thuật chất lượng cao thì có thể qua các Công ty Dịch Thuật nhé.

6. Có cách nào để công chứng tư pháp nhanh hơn không?

Có nhiều nguyên nhân khiến thời gian dịch thuật công chứng tư pháp tại Sở Tư Pháp thường khá lâu. Trong đó có những nguyên nhân như do phong cách làm việc nhà nướcQuy trình dịch thuật công chứng gồm nhiều bước, không có biên dịch viên làm việc chính thức cũng là lý do khiến cho thời gian dịch thuật rất lâu.

Ngoài dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp thì các bạn có thể dịch công chứng tư nhân tại các Văn Phòng Công Chứng hoặc Công ty Dịch Thuật. Do đã được cấp quyền từ Sở Tư Pháp (theo Luật công chứng 2014) nên công chứng dịch thuật tại các cơ sở này có giá trị pháp lý ngang bằng với công chứng tại Sở Tư Pháp.

Nếu quý khách còn có thêm những thắc mắc gì muốn được giải đáp thì liên hệ qua Holine: 028 39955258  để nhận được hỗ trợ trực tiếp nhé!

Trên đây là một số thắc mắc mà đội ngũ dịch thuật của VisaOne thường xuyên được khách hàng thắc mắc

Nếu quý khách còn có thêm những thắc mắc gì muốn được giải đáp thì có thể nhắn tin qua fanpage GLOBAL TRANSLATE – DỊCH VỤ DỊCH THUẬT để nhận được hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ visa Bảng giá Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình Liên hệ nhận báo giá