Dịch thuật công chứng tư pháp

5/5 - (39 bình chọn)

Dịch thuật công chứng Tư pháp có giá trị pháp lý cao nhất theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành. Thông thường, các bản sao tờ khai, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp, hộ khẩu,… khi mang dịch thuật tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ khác) đều cần công chứng để hợp pháp hóa

Vậy có trường hợp nào không cần công chứng tư pháp? Quy trình công chứng tư pháp như thế nào? Và quan trọng hơn, bạn cần phải đến đâu để hoàn thành thủ tục công chứng tư pháp?

Hãy cùng Global Translate tìm hiểu về khái niệm Dịch thuật công chứng Tư pháp và quy trình công chứng mới nhất nhé!

>>> Khám phá dịch vụ dịch thuật uy tín của VISA GLOBAL

1. Dịch thuật công chứng Tư pháp?

Đây là dịch vụ phiên dịch tài liệu, giấy tờ,… từ tiếng Việt sang ngôn ngữ khác (theo yêu cầu của khách hàng), tài liệu sau khi dịch hoàn tất sẽ được đóng dấu của Sở tư pháp, xác nhận nội dung chính so với bản gốc

Trên bản dịch được công chứng tư pháp luôn có:

  • Con dấu và chữ ký xác nhận của Sở Tư pháp
  • Cam kết bản dịch chính xác của biên dịch viên
  • Chữ ký của biên dịch viên

Cần phân biệt công chứng tư pháp với  chứng thực bản dịch của công ty thông thường. Dịch thuật công chứng tư pháp luôn có giá trị pháp lý cao hơn

Thông thường, khi cần dịch thuật công chứng Tư pháp, bạn nên đến thẳng các phòng công chứng thuộc sở Tư pháp

2. Quy trình công chứng Tư pháp cho tài liệu biên dịch

Quy trình công chứng tư pháp:

  • Bước 1: Mang tài liệu cần phiên dịch đến sở Tư pháp
  • Bước 2: Nhân viên sẽ tiếp nhận tài liệu, kiểm trả tính hợp pháp theo quy định Pháp luật
  • Bước 3: Hẹn ngày trả kết quả, sau đó nhân viên sẽ bắt đầu dịch thuật
  • Bước 4: Nhân iên ký tên, xác nhận bản dịch là chính xác bản gốc
  • Bước 5: Tài liệu được đóng dấu xác nhận bản dịch của Sở Tư pháp
  • Bước 6: Trả kết quả theo lịch hẹn

Nếu bạn công chứng Tư pháp tại các công ty bên ngoài, họ vẫn phải gửi về Sở Tư pháp đóng dấu, không có công ty nào đủ thẩm quyền để tự đóng con dấu này.

Dịch thuật công chứng Tư pháp cần thông qua nhiều bước, tốn nhiều thời gian, vì vậy, nếu không cần thiết, bạn chỉ cần chứng thực tại phòng công chứng là đủ

3. Bạn có thể tự dịch và mang đi công chứng không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Chỉ những biên dịch viên có bằng đại học hoặc văn bằng cao hơn mới có đủ thẩm quyền để thực hiện việc dịch và công chứng giấy tờ

Trong đa số trường hợp, dịch thuật công chứng tư pháp cần thông qua các biên dịch viên có cộng tác với Sở Tư pháp (Danh sách được công khai tại sở)

4. Trường hợp cần công chứng Tư pháp

  • Dịch thuật lý lịch tư pháp
  • Dịch thuật học bạ, văn bằng sang tiếng nước ngoài
  • Các hồ sơ, giấy tờ để du lịch, định cư nước ngoài
  • Các hợp đồng, giao dịch,…

Riêng đối với trường hợp công chứng bản sao hộ khẩu, thẻ căn cước, bằng lái xe,… thì bạn chỉ cần con dấu của phòng công chứng quận huyện là đủ, không cần công chứng Tư pháp

5. Lý do bạn nên sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng tại GLOBAL TRANSLATE

  • Đội ngũ dịch thuật viên, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực dịch thuật công chứng
  • Thời gian xử lý hồ sơ, tài liệu dịch thuật công chứng nhanh. Khách hàng có thể nhận ngay và luôn trong ngày.
  • Chi phí dịch thuật hợp lý và không chênh lệch quá nhiều so với mặt bằng chung trên thị trường hiện tại
  • Nhân viên tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

Xem thêm: Vì sao phải dịch thuật công chứng?

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ visa Bảng giá Lý do nên chọn chúng tôi ? Quy trình Liên hệ nhận báo giá